Nông nghiệp Nhật Bản phát triển thế nào?
Nền nông nghiệp Nhật Bản đang ngày càng phát triển và trở thành mô hình kiểu mẫu cho các nước.
Nếu như đã từng tìm hiểu qua địa lý Nhật Bản thì rõ ràng về điều kiện thổ nhưỡng, khu vực địa lý thì Nhật Bản hoàn toàn không phù hợp để phát triển nông nghiệp. Vậy tại sao hiện tại nền nông nghiệp Nhật Bản lại phát triển như vậy? Lại có thể trở thành một trong những mô hình kiểu mẫu cho nhiều nước trên thế giới?
Chúng ta thường biết đến Nhật như một đất nước có nền kinh tế phát triển thần kì, con người hòa đồng, tự lập và kiên cường. Nền kinh tế Nhật là một trong những nền kinh tế đứng đầu thế giới. Về cơ cấu ngành nghề, xét đến công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn. Nông ngư nghiệp chiếm cơ cấu trong tỷ lệ thấp <5% nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích. Nền nông nghiệp là rất phát triển so với các nước khác.
Để có sự phát triển như vậy phải nhớ đến dấu mốc cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Trước mốc này, Nhật Bản vẫn còn là một nước thuần nông. 80% dân số vẫn trồng trọt chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù điều kiện tự nhiên không tốt nhưng trồng lúa lúc bấy giờ là điều tiên quyết nhất để người dân đủ ăn. Do vậy, đất nước vẫn còn rất lạc hậu, kém phát triển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp.
Sau khi trải qua quá trình duy tân, người dân tập trung hết vào công nghiệp và dịch vụ. Nền nông nghiệp một lần nữa lại bị bỏ rơi, số lượng dân làm nông còn lại rất ít. Vì vậy, nông nghiệp cần có chuyển biến và những cải cách để phát triển.
Nền nông nghiệp bắt đầu học tập các nước phương tây. Du nhập hàng loạt các loại hình canh tác và phương thức trồng trọt mới. Tuy nhiên, ban đầu do sự khác nhau về điều kiện thổ nhưỡng nên kết quả đạt được chưa cao. Sau quá trình cải tiến máy móc, các loại hình như: ươm giống, cấy cây,... bắt đầu được áp dụng. Ngoài ra, ngoài trồng lúa gạo còn mở rộng trồng trọt nhiều loại giống cây trồng khác nhau để tạo sự đa dạng.
Do áp dụng tốt cải cách, nền nông nghiệp ngày càng đi lên. Ban đầu, nông nghiệp với cơ cấu rất nhỏ nhưng đã đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho cả nước. Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của Nhật cũng được xuất khẩu với mức giá cao và chất lượng.
Việc canh tác ngày nay để sử dụng chủ yếu bằng máy móc: máy cày, máy ủi, các loại máy móc khác và công nghệ nên cần rất ít sức lao động.
Về chăn nuôi, Nhật Bản áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và chăn nuôi. Ở miền Bắc, chủ yếu tập trung chăn nuôi bò sữa áp dụng các công cụ hiện đại của châu Âu. Ngoài bò sữa, Nhật Bản cũng đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt, lợn và gia cầm. Lượng trang trại tuy ngày càng giảm nhưng quy mô trang trại ngày càng tăng lên và sản lượng cũng ngày càng tăng.
Nền nông nghiệp trong thời gian tới sẽ chắc chắn ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Có một điều đáng báo động về ngành nông nghiệp Nhật Bản là khi cơ cấu dân số đang ngày càng già đi thì số lượng người lớn tuổi làm nông nghiệp càng nhiều nên rất thiếu nhân lực trong ngành này đòi hỏi phải nhập khẩu nhân lực. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết ngay và nhanh chóng tại Nhật.
Mặc dù là cường quốc công nghiệp nhưng nền nông nghiệp Nhật Bản cũng rất phát triển. Nhu cầu về nhân lực làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng cũng là một trong những cơ hội cho nhân lực các nước muốn xuất khẩu.